Dịch vụ khách hàng: 0903.419.479

Dịch vụ khách hàng

0903.419.479

Đã ly hôn, chồng cũ cản trở vợ kết hôn có bị xử phạt hay không?

Ly hôn đơn phương 28/02/2024

Ở Việt Nam, Hôn nhân là sự tự nguyện, tiến, bộ, một vợ, một chồng; vợ chồng bình đẳng, cùng nhau nuôi dạy con. Do đó, mọi hành vi cưỡng ép hay cản trở kết hôn dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ở Việt Nam, Hôn nhân là sự tự nguyện, tiến, bộ, một vợ, một chồng; vợ chồng bình đẳng, cùng nhau nuôi dạy con. Do đó, mọi hành vi cưỡng ép hay cản trở kết hôn dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Công ty Luật Apolo Lawyers sẽ đồng hành tư vấn và giải đáp các quy định của pháp luật trong việc xử phát hành vi cản trở kết hôn thông qua bài viết dưới đây.

1.  Cản trở kết hôn là gì?

Luật giải thích về từ ngữ này thông qua khoản 10 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ."

Đã ly hôn, chồng cũ cản trở vợ cũ kết hôn có bị xử phạt hay không?

2. Đã ly hôn chồng cũ có được cản trở không cho vợ kết hôn hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì những hành vi như đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc bất kỳ hành động nào khác nhằm mục đích ngăn cản một người có đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đều là không đạo đức và bị coi là cản trở kết hôn. Đe dọa là sử dụng lời nói hoặc hành động để tạo ra sự lo lắng và sợ hãi ở người khác, thường nhằm mục đích ngăn chặn họ khỏi việc kết hôn. Uy hiếp tinh thần là sử dụng cảm xúc, quan hệ, hay thông tin cá nhân để đe dọa hoặc ép buộc người khác làm theo ý muốn của mình. Hành hạ  bao gồm có hành vi vũ phạm, thể xác hay tinh thần, có thể tạo ra những tổn thương về cảm xúc và thân thể. Ngược đãi là sử dụng mưu mô và lừa dối để kiểm soát và thay đổi quyết định của người khác, thường thông qua việc chi phối thông tin hay tạo ra tình huống không chắc chắn. Yêu sách của cải là sử dụng quyền lực tài chính để kiểm soát và ép buộc người khác, thường thông qua việc kiểm soát tiền bạc, tài sản, hay nguồn thu nhập. Các hành động như vậy có thể vi phạm quyền tự do cá nhân, an sinh xã hội và các quyền lợi pháp lý của người khác. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bị ảnh hưởng mà còn tạo ra một môi trường không an toàn và không chắc chắn.

Ngoài ra, theo quy định khoản 6 Điều 2 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định hành vi bao lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn bao gồm:
"1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 và Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

3. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

4. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

5. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

6. Cản trở kết hôn."

Như vậy,  hành vi cản trở quá trình kết hôn được xem là một dạng của bạo lực gia đình và bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Tức là sau khi ly hôn, chồng không được phép ngăn chặn, cản trở vợ cũ kết hôn với người khác.

Đã ly hôn, chồng cũ cản trở vợ cũ kết hôn có bị xử phạt hay không?

3. Cản trở người khác kết hôn bị xử phạt như thế nào?

Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập và thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Theo đó, hành vi cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật ngăn cấm (Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) và tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

- Mức phạt hành chính:

Theo quy định Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Theo đó, hành vi cản trở kết hôn có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Xử lý hình sự:

Căn cứ Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Như vậy, hành vi cản trở hôn nhân có thể bị xử lý hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Tóm lại, hành vi cản trở kết hôn có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 03 năm.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP có hiệu lực ngày 25/12/2023.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086

Văn phòng tại Bình Thạnh:

Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068

_____________

Email: contact@apolo.com.vn

Hotline: 0979.48.98.79

Chuyên trang về ly hôn của Apolo Lawyers: www.lyhon.net

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

 

Apolo Lawyers

 

icon_email
phone-icon