Dịch vụ khách hàng: 0903.419.479

Dịch vụ khách hàng

0903.419.479

Pháp luật quy định như thế nào về cấp dưỡng

Tư vấn ly hôn 07/12/2023

Trong cuộc sống, khi đã trưởng thành ai cũng có trách nhiệm của mình đối với gia đình; với xã hội. Và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng là một trong số đó. Việc cấp dưỡng là gì và được thực hiện như thế nào; Pháp luật quy định ra sao và những ai sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng với ai thì chắc hẳn còn nhiều vấn đề cần làm rõ. Vậy pháp luật có quy định về cấp dưỡng như thế nào hay cùng tìm hiểu cùng công ty Luật Apolo Lawyers thông qua bài viết dưới đây.

Trong cuộc sống, khi đã trưởng thành ai cũng có trách nhiệm của mình đối với gia đình; với xã hội. Và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng là một trong số đó. Việc cấp dưỡng là gì và được thực hiện như thế nào; Pháp luật quy định ra sao và những ai sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng với ai thì chắc hẳn còn nhiều vấn đề cần làm rõ. Vậy pháp luật có quy định về cấp dưỡng như thế nào hay cùng tìm hiểu cùng công ty Luật Apolo Lawyers thông qua bài viết dưới đây.

1. Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng đã được pháp luật giải thích tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

“Cấp dưỡng là Điểm neoviệc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Pháp luật quy định như thế nào về cấp dưỡng

2. Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?

Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

- Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể thay thế bằng nghĩa vụ khác không?

Cụ thể tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

- Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của  Luật Hôn nhân và gia đình 2014 .

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

- Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119  Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 .

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và cũng không thể chuyển giao cho người khác.

Pháp luật quy định như thế nào về cấp dưỡng

4. Khi nào sẽ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?

Tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014  quy định thì cha mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, không chỉ cha mẹ ly hôn mới phải cấp dưỡng cho con mà khi không sống cùng con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phải cấp dưỡng cho con theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Không chỉ vậy, con cái đã thành niên không sống chung với cha, mẹ cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Ngoài ra, tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thì nghĩa vụ cấp dưỡng còn xảy ra giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội ông bà ngoại với cháu; giữa cô dì chú cậu bác ruột và cháu ruột; giữa vợ chồng với nhau.

Đặc biệt, nghĩa vụ cấp dưỡng này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Như vậy, có thể thấy, việc cấp dưỡng xảy ra giữa những người có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng khi không sống chung cùng nhau và người được cấp dưỡng không có khả năng lao động và tự nuôi sống bản thân chứ không hẳn chỉ xảy ra khi cha mẹ ly hôn.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (028) 66 701 709 | 0939.486.086 | 0908.043.086

Văn phòng tại Bình Thạnh:

Tầng 09, Tòa nhà K&M Tower, 33 Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Tel: (028) 35 059 349 | 0908.097.068

_____________

Email: contact@apolo.com.vn

Hotline: 0979.48.98.79

Chuyên trang về ly hôn của Apolo Lawyers: www.lyhon.net

>>>>>Xem thêm: Tư vấn ly hôn nhanh qua điện thoại

APOLO LAWYERS

 

 
icon_email
phone-icon